Khái quát

  • Sơn là một loại chất lỏng được chế tạo để phủ lên trên bề mặt, mang lại vẽ đẹp và bảo vệ cho bề mặt. Chất lỏng này khi khô sẽ tạo thành một màng cứng.

    Tất cả những đồ vật, vật dụng đều có thể bị tổn thương bề mặt dưới sự tác động của môi trường không khí bên ngoài (sự oxi hóa, sự ăn mòn) do ảnh hưởng của sức nóng mặt trời, Mưa, Sương, Băng Tuyết …. Dưới tác động của những điều kiện đó: Sắt sẽ bị rỉ sét, Gỗ sẽ bị mục hoặc co giãn, nứt, Mặt đường bị phân hủy, nứt…

    Ngoài ra một số vật dụng khi sử dụng hàng ngày thường xuyên bị trầy xướt, nứt nẻ, bào mòn. Để giảm tối thiểu các mức thiệt hại trên, người ta sử dụng một số lớp phủ khác nhau trên các bề mặt để bảo vệ chúng. Những lớp phủ đôi khi được dùng để trang trí với nhiều màu sắc đa dạng, làm bóng, làm nhẵn mịn các đồ vật xù xì, không đều đặn lỗi trong quá trình sản xuất. Do yếu tố trên, tất cả các lớp phủ đều có 2 chức năng: Bảo vệ và Trang trí. Ngoài ra các lớp phủ còn được dùng cho các: Biểu tượng, Bảng hiệu, Bảng hướng dẫn giao thông và cảnh báo nguy hiểm…

    Ngoài lớp sơn phủ còn có một số loại có thể dùng làm lớp phủ cho bề mặt khác như Giấy dán, Tấm nhựa, Mạ crôm và Mạ bạc...

    Nhưng không có bất kỳ một lớp phủ nào tiện lợi hơn sơn, có thể áp dụng cho bất kỳ bề mặt nào, dù cho hình dạng và kích thước có thế nào đi chăng nữa.

    Thuật ngữ sơn là tên gọi chung cho tất cả các loại sau : Sơn Enamel, Sơn Lacquer, Sơn Varnish, Sơn Undercoat, Surfacer, Primer, Sealer, Filler, Stopper và nhiều tên gọi khác.

    Ngoài sơn có những sản phẩm liên quan khác: thạch cao, bê tông, nhựa đường, keo dính. Chúng đều có công thức dựa trên những nguyên tắc cơ bản, có chứa một vài hoặc cả ba thành phần chính.

    Thành phần thứ nhất là Pigment (chất màu), Pigment dùng để bảo vệ và trang trí. Hình thức đơn giản nhất của sơn là vôi và khi khô thì nước vôi không có gì hơn là màu trắng (chứa Calcium Carbonate) trải khắp bề mặt. Có thể dùng để trang trí, đôi khi dùng để bảo vệ, nhưng dễ chà sạch. Vì vậy thành phần chứa nhiều trong sơn là thành phần thứ hai: Chất kết dính (Binder) được trộn lẫn với Pigment. Nếu Pigment bay khỏi, lớp phủ bảo vệ bề mặt được trang trí vẫn sẽ cho độ bóng và phản chiếu.

    Ở các lớp phủ khác khó mà giữ ở trạng thái lỏng ngay cả với bề mặt đơn giản nhất, duy nhất chỉ có sơn. Độ lỏng của sơn cho phép sơn thâm nhập vào những đường nứt phức tạp nhất. Việc này thực hiện được là do chất dung môi hòa tan được hay là do chất keo có chứa Emulsion của cả Pigment và lớp hóa chất được pha loãng.

    Vì thế thành phần cơ bản thứ ba của sơn là dung môi lỏng. Thường thì sự trộn lẫn giữa các chất trên và dung môi được gọi là sơn.